Tầm nhìn quy hoạch, sự phát triển hạ tầng giao thông và xã hội đang tạo ra lực đẩy cho bất động sản phía Đông Hà Nội. 

Mô hình “Thành phố trong Thủ đô”

Trong bối cảnh các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm vùng đất tiềm năng tại khu vực quanh các trục phát triển của Thủ đô, Đông Anh nổi lên với dư địa phát triển dồi dào, đặc biệt khi có những điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Phối cảnh Thành phố phía Bắc bên sông HồngPhối cảnh Thành phố phía Bắc bên sông Hồng

Cụ thể, Hà Nội sẽ dành nguồn lực xây dựng Thành phố phía Bắc, nằm trên địa bàn Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn, lấy sân bay Nội Bài là hạt nhân phát triển các ngành nghề, dịch vụ. Đồng thời Thành phố phía Bắc cũng tạo thành trung tâm tài chính, công nghiệp công nghệ cao của Hà Nội, phát triển song hành cùng các trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao giải trí.

Mô hình “Thành phố trong Thủ đô” được áp dụng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch, tạo điều kiện thúc đẩy các khu chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ; logistics; thương mại quốc tế; tài chính… để hình thành các trung tâm phát triển mới của Thủ đô Hà Nội.

==>> Xem thêm; Dự án của ông lớn Vinhomes Global Gate Đông Anh ra mắt trong tháng Quý 2 năm 2024

Các chuyên gia nhận định sự mở rộng của Thành phố phía Bắc sẽ giúp Đông Anh có lợi thế để phát triển nhà ở, nhất là căn hộ chung cư phục vụ người lao động; giới doanh nhân, trí thức đến làm việc, sinh sống..

Quy hoạch Đông Anh lên quận là nhiệm vụ ưu tiên năm 2024

Đông Anh là một trong 5 huyện có lộ trình lên quận khi đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển, xây dựng 5 huyện thành quận tại thủ đô, Thành phố Hà Nội xác định việc hoàn thiện hồ sơ lên quận với Đông Anh là nhiệm vụ ưu tiên năm 2024.

Đông Anh sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hộiĐông Anh sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế – xã hội

Nếu cán đích sớm, quận mới Đông Anh sẽ được gia tăng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các cơ chế chính sách, đồng thời, tăng cường số lượng cán bộ nhà nước, quản lý an ninh. Các trụ sở ban, ngành, trường đại học, bệnh viện, trung tâm triển lãm quốc gia, cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng mới hoặc di dời từ các quận trung tâm sang Đông Anh. Nhờ đó, người dân sẽ được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội và tận hưởng nhiều tiện ích hơn so với trước.

Hạ tầng phát triển, “đại bàng địa ốc” quy tụ

Đông Anh có hệ thống công trình giao thông kết nối đồng bộ như đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Nhật Tân – Nội Bài, Quốc lộ 5 kéo dài, đại lộ Trường Sa – Hoàng Sa, Quốc lộ 3, đường 23B, 23A, cầu Thăng Long, cầu Đông Trù… Đáng chú ý, cầu Tứ Liên và đường dẫn dài 11,5km nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh sắp được thành phố triển khai xây dựng.

Việc hình thành cây cầu trong nội đô bắc qua sông Hồng sẽ góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc, hình thành cửa ngõ thứ ba bên cạnh cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, thuận tiện di chuyển từ Sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố. Sau khi hoàn thành, người dân có thể rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm Thành phố chỉ còn khoảng 10 phút.

Các dự án khu đô thị hiện đại hâm nóng thị trường BĐS Đông AnhCác dự án khu đô thị hiện đại hâm nóng thị trường BĐS Đông Anh

Đón đầu tiềm năng phát triển, hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như Vinhomes Global Gate của Vingroup, Sungroup, Eurowindow Holding, BRG … đã lựa chọn Đông Anh để triển khai các dự án nhà ở, khu đô thị, nhằm nâng cao chuẩn sống của cư dân khu vực. Việc các chủ đầu uy tín dịch chuyển về khu Đông Hà Nội vừa đáp ứng nhu cầu ở thực vừa đón sóng đầu tư tăng giá bất động sản trong tương lai.

Nguồn: VOV.vn.